Tuy nhiên ao nuôi có hình chữ nhật có chiều ngang 15 – 20 m là thích hợp cho việc nuôi và thu hoạch. Ao nuôi nên có cống cấp và thoát nước, đáy ao có lớp bùn dày không quá 20 cm và nghiêng về cống thoát.
Bảng 11: Khẩu phần ăn, số lần cho cá lóc ăn trong ao nuôi thương phẩm:
Tuổi cá
|
Khẩu phần (%)
|
Số lần cho ăn/ ngày (8h, 16h và 18h)
|
Trọng lượng trung bình (g)
|
|
20 10 7 5 4 3
|
3 3 2 (8h và 17h) 2 (8h và 17h) 2 (8h và 17h) 2 (8h và 17h)
|
100 200 400 500 600 700 – 900
|
Nên cho ăn trong sàn để kiểm soát thức ăn, đánh giá lượng thức ăn thừa hay thiếu và sức khỏe cá mỗi ngày.
Để tránh hao hụt trong quá trình cho ăn, nên chia thức ăn làm nhiều lần và thả từ từ vào sàn.
Bảng 12: Chế biến thức ăn cho cá lóc nuôi thương phẩm
NGUYÊN LIỆU
|
THÀNH PHẦN (%)
|
|
10 kg 25 kg 60 kg 5 kg 100 g 100 g 50 g 300 g |
E. Quản lý chất lượng nước và chế độ thay nước:
Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi cá lóc thâm canh là hết sức quan trọng. Nó quyết định sự thành bại và là khởi đầu mọi nguyên nhân xảy ra dịch bệnh trong ao.Trong ao nuôi cá lóc thâm canh, một số yếu tố môi trường cần được quan tâm như:
Nhiệt độ: Nhiệt độ nước thích hợp từ 28 – 320C.
pH: pH trong ao nuôi cá lóc có thể dao động từ 6.5 – 8. Không nên để pH nước vượt quá 9 sẽ rất độc cho cá khi nồng độ ammonia trong nước cao.
Oxy hòa tan: Nồng độ oxy hòa tan trong ao nuôi cá lóc dao động > 4 ppm. Không nên để hàm lượng oxy dưới 2ppm, cá sẽ giảm ăn, chậm lớn.
Khí ammonia (NH3-N): Hàm lượng ammonia trong ao không nên vượt quá 1ppm (nồng độ cho phép trong nước nuôi thủy sản là 0,1ppm (0,1mg / L). Ammonia, nitrite không gây hại với cá ở nồng độ < 0,1ppm.
Sử dụng định kỳ Deocare A 15 ngày một lần với liều 0,5 ppm (500 g / 1.000 m3) để giảm lượng khí độc ammonia, nitrite… trong suốt thời gian nuôi.
Độ trong của nước: độ trong thích hợp cho cá lóc trong ao là 35 – 40 cm. Độ trong của ao tùy thuộc vào mật độ tảo trong ao, thức ăn thừa và các chất lơ lửng trong nước.
Chế độ thay nước: Chế độ thay nước là một trong những công việc hết sức quan trọng. Không nên thay nước mỗi ngày, đặc biệt trong mùa nước lũ, nước trên nguồn đổ xuống rất đục, ô nhiễm hữu cơ, thuốc trừ sâu và dễ mang mầm bệnh vào trong ao. Để tránh những tác nhân xấu trên, chúng tôi đề nghị thay nước mỗi tháng 2 đợt vào lúc triều cường, mỗi đợt 5 ngày và mỗi ngày thay 30 % nước trong ao.
F. Quản lý và chăm sóc sức khỏe cá:
Quan sát khả năng bắt mồi.
Quan sát hoạt động bơi lội của cá.
Bắt cá kiểm tra thường xuyên để phát hiện bệnh sớm có thể xảy ra trong ao nuôi.
Sử dụng Virkon A định kỳ 15 ngày một lần với liều 0,5 ppm (500 g / 1000 m3) trong suốt thời gian nuôi để phòng và trị một số bệnh do vi khuẩn, nấm và vi rút gây ra trên cá
Sử dụng Hadaclean A định kỳ 20 ngày một lần với liều 100 g / 15 kg thức ăn (hoặc 100 g / 200 kg cá nuôi) trong suốt thời gian nuôi để phòng và trị một số bệnh nội ngoại ký sinh trên cá.